top of page

Thiền và Reiki (Meditation and Reiki)

Đã cập nhật: 6 thg 9, 2021



Tác giả: Patricia A. Forde. MA. RN

Từ: Tạp chí Tin tức Reiki, số Mùa hè 2021

Chuyển ngữ: HIRC (Facebook Reiki Master Teacher Thuỷ Nguyễn - https://www.facebook.com/thanhthuy.nguyen.3511)


Phần đông mọi người giờ đã có sự quan tâm và nhận biết nhiều hơn về thiền và cách thực hành thiền như thế nào nhằm thúc đẩy mạnh khoẻ thể chất và tinh thần. Y học phương Tây ủng hộ và hiểu lợi ích về mặt sinh lý học và tâm thần học của thiền bằng cách chứng minh những lợi ích này qua các nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt. Nhiều năm trải nghiệm và đào tạo trong nhiều dạng thức đa dạng, tôi đánh giá cao khía cạnh hấp dẫn mà thực hành thiền thường xuyên có thể thúc đẩy ở mặt thể chất và tinh thần cho thân thể và não bộ, cho các mối quan hệ, tăng cường sự sống động, sức sản xuất, sáng tạo trong đời sống hàng ngày. Trong hành trình của mình, tôi đã nhận thấy thiền Reiki mang lại thư giãn về mặt thể chất, minh mẫn tinh thần, có thể làm mạnh năng lượng Reiki, nâng mức nhận thức hơn, và chữa lành theo nhiều cách rộng khắp.


Vào năm 2004, tôi đã được mời tới dạy về Cầu nguyện Tập trung tại Nhà Camillus, một trung tâm trú ngụ qua đêm dành cho người vô gia cư ở Miami, Florida. Cầu nguyện Tập trung là một truyền thống thiền của người Thiên chúa giáo tập trung vào sự hiện diện và hành động của Chúa ở trong bạn, nhấn mạnh về yên lắng nội tâm. Tôi đã nhận thấy rằng việc phục vụ những người vô gia cư, đặc biệt là những người đang khổ sở vì những rối loạn sức khoẻ hành vi và y khoa xảy ra cùng lúc, và có hay không có sự hỗ trợ của gia đình hay bạn bè, hoặc người chăm sóc nào khác có tính chuyển hoá rất lớn.

Và bước tiếp theo dẫn tới là, tôi đã hoàn thành huấn luyện trở thành Y tá có chứng nhận. Tại trường đào tạo Y tá, tôi đã học về “phản hồi thư giãn,” một thuật ngữ y khoa mô tả về phiên bản y khoa của thiền. Tôi đã bị tác động mạnh trước sự tương tự làm sao với phương thức Cầu nguyện Tập trung. Vào năm 1975, Herbert Benson, một bác sĩ tim mạch người Mỹ, nhà sáng lập Học viện Y khoa Tâm/ Thân tại Bệnh viện Tổng hợp Massachusetts, Boston, giáo sư Trường Y khoa Harvard đã mô tả “phản ứng căng thẳng cấp tính (chiến hay bỏ chạy)" trong cuốn sách của ông, tựa đề ‘Phản ứng Thư giãn'. Ông tin rằng Bác sĩ Walter B.Cannon, một giáo sư triết học tại Trường Y khoa Harvard ở thời kỳ chuyển giao của thế kỷ 20 đã định nghĩa điều này như một phản ứng khẩn cấp. Nó là phản ứng sinh lý học xảy ra đáp lại sự kiện được hiểu là gây hại, tấn công, hay đe doạ sống còn, do thay đổi về thần kinh và nội tiết tạo ra, giúp chuẩn bị cho con người hay động vật phản ứng hay ứng xử lại.


Bác sĩ Benson đã dùng thuật ngữ “phản ứng thư giãn" để mô tả một quá trình đối lập vốn “mang lại những thay đổi về mặt thân thể làm tăng nhịp tim, trao đổi chất thấp hơn, giảm nhịp thở, và đưa thân thể về lại trạng thái có thể là cân bằng lành mạnh hơn.” Ông đã viết rằng quá trình tiếp nhận thông tin thường lệ của phản ứng thư giãn có thể bù lại những hiệu ứng có hại của tiếp nhận thông tin không đúng từ phản ứng căng thẳng cấp tính.

Khi có chú tâm, dù đó là thông qua thiền hay những hoạt động tinh thần lặp đi lặp lại khác thì cơ thể vẫn phản hồi bằng cách giảm đáng kể nhịp tim, nhịp thở, và áp lực máu. Ông đã tuyên bố phản ứng thư giãn không nghi ngờ gì nữa còn quan trọng hơn cho sự sống còn của chúng ta trong thời hiện đại bởi lo âu và căng thẳng thường xuyên khơi lên một cách không đúng phản ứng căng thẳng cấp tính.


Tôi thực hành các kỹ thuật thiền với những bệnh nhân nhất định tại khu VIP bệnh viện Bờ biển Miama nơi tôi làm việc, đưa ra chỉ dẫn thiền với một số bệnh nhân khi họ chuẩn bị phẫu thuật. Nhiệt huyết của tôi với thiền trong bối cảnh bệnh viện tăng lên. Khi tôi đọc mục quảng cáo “Đào tạo Thiền với bối cảnh bệnh viện" tại Tạp chí Quang phổ Y tá, tôi đã biết Vũ trụ này đang chăm nom cho tôi và tôi tham dự hoàn thành đào tạo về Chuyên gia về Thiền dành cho Y tá.


Thiền là gì?

Theo Từ điển Y bách khoa Taber thì thiền được định nghĩa là, “Nghệ thuật về tư duy chiêm nghiệm trong y khoa bổ sung và thay thế; nó được dùng để kiểm soát căng thẳng và cải thiện thư giãn, tập trung chú ý, ví dụ về những kết quả tích cực ở một bệnh nào đó, và nhịp tim và áp lực máu thấp hơn.”

Trong, Lịch sử và Nguồn gốc của Thiền, Elaine Mead cung cấp một cuộc khảo sát chi tiết về các thực hành thiền trong nhiều truyền thống, với những hình ảnh lưu trữ cổ xưa nhất về thiền từ Ấn Độ lui về năm 5000 tới 3500 trước công nguyên. Tất cả những bức tranh nghệ thuật miêu tả con người đang ngồi trong những tư thế giống như toạ thiền với đôi mắt nhắm hờ, được cho là đang trong trạng thái sâu trong thiền.

Bà đề cập về những ghi chép bằng văn bản sớm nhất tới từ những truyền thống Hindu, ở Ấn Độ từ khoảng năm 1500 trước công nguyên như thế nào. Những phương thức khác được trích dẫn quanh khoảng thế kỷ thứ 6 và thứ 5 trước công nguyên về Thiền Trung Hoa và Phật giáo Ấn Độ, và bà nói, “Sự thật là, không ai biết chính xác thiền chính thức bắt đầu từ khi nào. Có nhiều tham khảo về văn hoá và tôn giáo, bao gồm Đạo Do thái, Đạo Hồi, và Thiên Chúa giáo - về những thực hành giống như tính thiền, những thực hành mà dường như đã đóng góp cho và thông tin về thực hành này một cách rộng rãi như ngày nay.”


Bà Mead nói, cứ mỗi khi được giới thiệu tại phương Tây, thiền lại trở nên bị tách dần ra nữa khỏi những kết nối và lời dạy có tính tôn giáo về nguồn gốc của nó và được dạy theo những cách phương tây hoá hơn. Tới những năm 1960 và 1970, thiền được tìm hiểu bởi các nghiên cứu có tính khoa học thay vì tách ra khỏi bối cảnh tâm linh và khuyến khích thực hành nên được vận dụng bởi bất cứ ai chứ không chỉ những người tìm kiếm giải thoát rốt ráo về tinh thần. Rõ ràng thực hành thiền đi qua nhiều truyền thống, và điều này cần biết tới bởi trong bối cảnh chăm sóc y tế và bệnh viện, bệnh nhân thường xuyên hỏi, “Liệu thiền có đi ngược lại với tôn giáo của tôi không?” Chúng ta có thể thấy rằng mọi truyền thống tôn giáo và tinh thần đều ủng hộ thực hành thiền.


Thiền đã đi vào dòng chính của chăm sóc sức khoẻ. Giờ nó được xem như một dạng thức thuộc Y học Hoà hợp, vì nó có hiệu quả tới tất cả hệ thống thân thể bao gồm hệ tim mạch, nội tiết, tiêu hoá, hô hấp, thần kinh và hệ miễn dịch. Thiền cũng ảnh hưởng tới não, như được minh chứng bởi những cải thiện sức khoẻ hành vi, tâm trạng, nhận thức, hiểu biết, những kỹ năng giúp xoa dịu được cải thiện, và những kỹ năng quy định tự thân. Có những sự giảm bớt về lo âu, trầm cảm, căng thẳng và lối suy nghĩ lặp đi lặp lại và các mẫu suy nghĩ tiêu cực được giảm bớt. Những lợi ích tới não bộ khác được thấy gồm cân bằng bán cầu não trái và phải, và thiền giúp làm giảm lão hoá của bộ não.


Nói một cách ngắn gọn, sau khoá đào tạo Chuyên gia về Thiền cho Y tá, tôi đã hoàn thành một lớp học Reiki I tại đại học Miami-Dade nhưng không tiếp tục tham dự đào tạo tiếp bởi giáo viên nói học phí sẽ là $10.000. Một lần nữa, Vũ trụ lại chăm nom cho tôi khi một đồng nghiệp y tá có chứng nhận Miami, Peggy Gaines, tới để học thêm về đào tạo Chuyên gia về Thiền cho Y tá mà tôi vừa hoàn thành. Tôi đã vui mừng khi biết là cô ấy là y tá có chứng nhận và là trị liệu viên Reiki. Peggy đã giới thiệu tôi tới Trung tâm Quốc tế về Đào tạo Reiki ICRT, nơi tôi tiếp tục khoá đào tạo Reiki của mình.

Trung tâm ICRT cung cấp hướng dẫn cho hai phương thức thiền khác nhau; Kỹ thuật Reiki Nhật Bản về Thiền Gassho ở Reiki cấp độ I và Thiền HF ở chương trình Usui/ Holy Fire® cấp độ Master.


Phản ứng Thư giãn của bác sĩ Benson và các phương thức thiền Reiki

Khi xem những hướng dẫn mà bác sĩ Benson đã cung cấp để gợi lên phản ứng thư giãn, chúng tương tự với những gì người ta đã dạy và thực hành trong thiền Reiki. Ở đây, chúng tôi có thể thấy các lợi ích về y khoa được mô tả trong nghiên cứu của vị bác sĩ này và của những vị khác có thể diễn ra như thế nào khi thực hành một trong hai phương thức thiền Reiki.



Những hướng dẫn của Bác sĩ Benson với việc đánh thức Phản ứng Thư giãn

  1. Ngồi yên lắng ở tư thế thoải mái.

  2. Nhắm mắt lại

  3. Thư giãn sâu tất cả các cơ, bắt đầu từ chân và lên dần tới mặt. Giữ cho các cơ tiếp tục thư giãn.

  4. Hít thở bằng mũi. Trở nên ý thức về việc hít thở của mình. Khi thở ra, nhẩm một từ “MỘT" nhẹ nhàng với chính mình. Ví dụ, hít VÀO …, “MỘT"; khi hít vào … thở ra, “MỘT"; hít vào… thở ra, “MỘT", v.v... Hãy hít thở như thế thoải mái và tự nhiên.

  5. Tiếp tục như thế chừng 10 tới 20 phút. Bạn có thể mở mắt để xem giờ, nhưng đừng dùng báo thức. Khi hết giờ, ngồi yên trong vài phút, lúc đầu cứ để mắt nhắm và sau đó mở mắt ra. Đừng đứng lên ngay. Đừng lo lắng xem liệu bạn có thành công trong việc đạt tới mức độ thư giãn sâu không. Hãy cứ duy trì thái độ thụ động và hãy để thư giãn diễn ra theo tốc độ của chính nó.

Khi suy nghĩ xao nhãng tới, cố gắng để chúng sang bên bằng cách không để ý tới chúng mà trở về lặp lại “MỘT". Cùng với thực hành, phản ứng này sẽ tới với đôi chút nỗ lực. Thực hành kỹ thuật này một hay hai lần hàng ngày, nhưng không tập trong vòng 02 tiếng sau bất kỳ bữa ăn nào bởi hệ thống tiêu hoá có lẽ sẽ can thiệp vào quá trình tiếp nhận thông tin của phản ứng thư giãn này.



Kỹ thuật Reiki Nhật Bản về Thiền Gassho

  1. Nhắm mắt lại. Đặt hai tay ở tư thế cầu nguyện với các ngón tay hướng lên và hai ngón cái hướng chạm vào luân xa tim ở giữa ngực.

  2. Hướng chú ý vào không gian giữa các luân xa lòng bàn tay.

  3. Nếu các suy nghĩ khởi sinh, hay biết chúng và rồi nhẹ nhàng đặt chúng sang bên rồi lại hướng chú ý tới không gian giữa các luân xa lòng bàn tay.

  4. Khi bạn tiếp tục thực hành, bạn sẽ thấy rằng mình có thể giữ chú ý vào không gian giữa các luân xa lòng bàn tay trong thời gian ngày một lâu hơn mà không thấy có suy nghĩ khởi lên.

  5. Nên chấp nhận rằng suy nghĩ sẽ sinh khởi. Khi điều này xảy ra, đừng cho là mình đã phạm sai lầm, bởi điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ngay khi nhận ra là đang cuốn theo suy nghĩ, thì hãy đặt suy nghĩ sang bên và lại hướng chú ý về không gian giữa các luân xa lòng bàn tay.

  6. Khi tới cuối thời thiền, hãy hít vài hơi thở sâu, đưa chú ý về đôi mắt và từ từ mở mắt.


Kỹ thuật thiền HF

  1. Ngồi yên lắng và thoải mái với đôi bàn tay trên thân, hít thở chậm và sâu với mắt nhắm.

  2. Vẽ biểu tượng HF trước bạn hay trở nên ý thức về nó ở bụng hoặc trên đầu hay bất kỳ điểm nào mà bạn có thể thấy có nó ở đó.

  3. Giữ hình ảnh của biểu tượng này trong tâm trí phía trước bạn và lặp lại biểu tượng HF ba lần. Nói to nếu không có ai quanh đó nghe bạn nói hay nói thầm mình nghe nếu có người khác xung quanh. Giữ hình ảnh tưởng tượng của HF đó ổn định trong tâm trí trong vài phút và rồi lên tới 20 phút.

  4. Nếu suy nghĩ khởi lên, ngay khi nhận ra có suy nghĩ, hãy đặt suy nghĩ sang bên và trở lại hình ảnh của ngọn lửa. Đừng lo lắng nếu bạn thấy tâm trí mình lang thang không định vào hình ảnh này hay nếu bạn bắt đầu nghĩ về những thứ khác. Nếu thấy điều này xảy ra, đừng lên án bản thân. Chỉ đơn giản hướng tâm trở lại hình ảnh đó.

  5. Cho phép bản thân hoà vào ngọn lửa. Ngọn lửa có thể bắt đầu hướng dẫn bạn. Khi điều này xảy ra, hãy đi theo ngọn lửa.

  6. Khi kết thúc phiên thiền, hít vài hơi thở sâu, đưa hay biết về đôi mắt. Rồi từ từ mở mắt ra và trở lại.


Vào năm 2008, tôi được gọi lại Trung tâm Camillus để vận hành như một Y tá trưởng tại Trung tâm Sức khoẻ Đạt tiêu chuẩn Liên bang Camillus, phục vụ cũng vẫn những người vô gia cư có mặt ở nơi trú ngụ qua đêm đó. Như một phần trong thực hiện nghề nghiệp, tôi điều phối bốn nhóm thiền một tuần. Reiki chữa lành cho bản thân được dạy cho các bệnh nhân, và tôi cũng thực hành Reiki với những người tham dự của các nhóm này. Nhiều người của Trung tâm Sức khoẻ và những y bác sĩ ở đây đã nhận thấy những thay đổi tinh thần và thể chất ở bệnh nhân tham dự các nhóm thiền. Người tham dự đã cung cấp những phản hồi tới y bác sĩ về việc thực hành thiền có tính chuyển hoá tích cực như thế nào. Những thay đổi này là rất đáng chú ý cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, giám đốc y khoa ủng hộ tư liệu về tham gia trong các biểu đồ của bệnh nhân.


Với tôi, theo thời gian, những lợi ích thực hành thiền Reiki thường lệ bao gồm các mối quan hệ cá nhân được cải thiện, gồm ở nơi làm việc, vui chơi và thờ cúng, và môi trường của chúng ta. Chúng ta ít phán xét hơn và hiểu biết hơn về cách cư xử và phản ứng. Chúng ta lắng nghe với toàn thể bản thể của mình trở thành một người lắng nghe tốt hơn, chống lại thôi thúc nói hay đáp lại mà không có cân nhắc. Tất cả những điều này dẫn tới ý thức hay nhận biết những gì mà ta chưa nhận ra trước khi chúng ta thực hành.

Nghiên cứu và ích lợi của thiền vượt xa hơn những gì tôi đã viết ở đây, và gồm công việc còn đang tiếp diễn tại Trung tâm Nghiên cứu Reiki, một tổ chức phi lợi nhuận được cấp phép dành cho việc chuyển hoá chăm sóc sức khoẻ thông qua nghiên cứu và giáo dục Reiki.

Là một y bác sĩ và là một Reiki Master, tôi đã tận mắt chứng kiến chuyển hoá cá nhân hàng ngày, hàng tuần và hàng năm thông qua thực hành thiền, và tôi chưa từng bao giờ xem nhẹ những phép màu nhỏ bé về chuyển hoá này vốn diễn ra nếu bạn thực có đó để chứng kiến chúng. Tôi hy vọng rằng nếu bạn chưa thực hành thiền, thì bạn sẽ cân nhắc bắt đầu một thực hành thiền Reiki hàng ngày. Nó mang lại thư giãn về mặt vật lý, làm sạch tâm trí, tăng cường năng lượng Reiki của bạn, nâng cao ý thức của bạn, và có thể chữa lành bạn theo nhiều cách rộng lớn trong khi mang tới những chúc lành cho cuộc sống hàng ngày của bạn.



Về tác giả: Patricia là một Reiki Master Usui/Holy Fire® III và Holy Fire® III Karuna Reiki®. Cô cũng là nhà điều phối một chương trình Cầu nguyện Tập trung. Một chuyên gia về Thiền cho Y tá. Là Nhà trị liệu Liệu pháp Chấp nhận và Cam kết, nhà lão khoa và nhà trị liệu về yoga. Cô là sáng lập của Học viện Chữa lành Tâm trí, LLC tại Tây Palm Beach, FL. Để biết thêm về các buổi nói chuyện và lớp học của cô, xin truy cập www.mindhealinginstitute.com hay email tới cô qua pat@mindhealinginstitute.com



Chúc an lành!

Trung tâm Reiki Quốc tế Hà Nội (HIRC)

Reiki Master Teacher Thuỷ Nguyễn

Thành viên Chuyên nghiệp, thuộc Trung tâm Quốc tế về Đào tạo Reiki ICRT, Mỹ

0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page